29 January 2010

Một năm hoa lá

Tháng Giêng:
Địa lan


Tháng Hai:
Hoa lạ


Tháng Ba:
Nhật quỳnh giốngmới


Tháng Tư:
Xanh biếc Huệ sông Nile


Tháng Năm:
Thược dược


Tháng Sáu:

Cẩm cù


Tháng Bảy:
Cổng hoa Thiên lý


Tháng Tám:
Tiểu quỳnh


Tháng 9:
Hoa "bình dân"


Tháng 10:
Bích đào


Tháng 11:
Hoa hồng mừng 20/11


Tháng 12:
Mai anh đào

28 January 2010

Lan huệ

Khác với mọi năm, năm nay mình không ép lan huệ ra bông để chưng Tết nữa mà để mặc cho tụi nó muốn làm gì thì làm vì hồi tháng 9 tháng 10 mình thấy tụi nó đã bắt đầu rụi lá.
Hồi đầu tháng 1, đã có em Royal velvet và em Baby star trổ bông. Royal velvet thì thấp tè:


còn Baby star thì cao nhòng.


Sáng nay dọn dẹp lại nhà lưới và làm cỏ cho đám huệ. Whoa... thì ra có rất nhiều củ huệ đã lên mầm bông, kể cả hai củ huệ giống mới của bạn bên Mỹ gởi về cho cũng đã bắt đầu ra bông, mặc dầu củ còn nhí lắm.




Có đứa đùm đề một đàn con mà còn ham dzui trổ bông nữa chứ!


Đám huệ này lai rai có cây kịp chưng Tết có cây không. Nhưng càng hay vì sẽ có bông chưng hoài.

25 January 2010

Bắc Nam sum họp!

Tết miền Bắc người ta chơi thủy tiên, Tết miền Nam chơi mai. Năm nay ĐGT có thêm thủy tiên chơi tết.
Đây là hình ảnh cập nhật củ thủy tiên sau hai ngày thủy dưởng.


Coi bộ kiểu này tụi nó sẽ nở sớm quá! Giống như cây mai của ông ngoại Biam, mới hôm nay đã bông đầy cành.




Đúng là người tính không bằng trời tính. Nhưng không sao, mỗi năm lại mỗi Tết mà, lo gì. Năm nay không đúng thì năm tới sẽ đúng hơn!

24 January 2010

Cẩm cù "lạ" đã bung bông

Hôm qua tên cẩm cù "lạ" đã bung bông. Nó là tên đầu tiên trong 3 tên đồng loại của nó có bông... và điều "lạ" là nó được nuôi dưởng ở ĐGT chứ không phải TSV.


Bông của nó màu trắng ngà có điểm hồng phơn phớt, kết cấu giống Pachyclada vì những cánh bông cuộn tròn trở lại đài (retracted) để lộ corona xinh xắn.


Nhưng mà... không có thơm chút xíu nào hết. Đây là hình dạng lá của nó.


Hôm qua cũng có thêm một sự kiện liên quan đến cẩm cù ở ĐGT: khi mình đang lu bu khoe mấy chậu cẩm cù với một bạn trẻ trên WTT đến chơi thì phát hiện tên Carnosa đang có một chùm nụ tuổi "thiếu niên" và mấy chùm "thiếu nhi". Thế là tặng bạn í làm quà luôn cho vui vẻ!
Bây giờ có thể khẳng định... cẩm cù trồng ở Saigon vẫn có thể ra bông, nhưng mà... lâu lắm!

23 January 2010

Thủy tiên / Chinese paperwhite carcissus (tập 3)

Thế là xong rồi, sau khi ngâm nước để nhả sạch mủ, hôm nay mấy củ thủy tiên được cho vô tô thủy tinh để "thủy dưởng", chờ ngày trổ bông.


Đây là công đoạn chót của quá trình "gọt-cắt-đục". Sáng nay những củ thủy tinh đã yên vị trong mấy cái tô, phía dưới là một ít cuội trắng, và bên trên là những miếng khăn tẩm nước.


Vì nhà mình ăn Tết sớm, ngày 28 Tết đã rước ông bà nên mình mong sao cho tụi này trổ bông vào khoảng 27 Tết để còn được "khoe" với bọn nhóc trước khi chúng nó tan hàng về bên chồng.


Nếu mọi việc suôn sẻ thì kết quả sẽ có được 5 "bát" thủy tiên. Còn nếu có củ nào bị gì thì mình sẽ gom hết chúng nó vào một tô bự cho xôm tụ.
Bây giờ còn lại là chờ!

22 January 2010

Thủy tiên / Chinese paperwhite narcissus (tập 2)

Sau đúng 48 giờ đồng hồ ngâm nước, sáng nay các củ thủy tiên được vớt ra làm sạch sẽ và chuyển sang bước "cắt gọt".


Đây là lần đầu tiên mình học đòi gọt thủy tiên theo cách người Tràng An, dụng cụ lại là "hàng rừng" nên chưa biết kết quả sẽ như thế nào. (Các cụ ngoài ấy mà nhìn thấy dụng cụ gọt thủy tiên của mình chắc sẽ khóc ngất chứ chẳng chơi!)
Theo hướng dẫn thì bước gọt bắt đầu bằng cách rạch một đường vòng cung quanh thân củ mẹ khoảng 1cm tính từ basal plate. Sau đó là tách rời các bẹ lá cho đến khi nào lòi cái lõi mầm ở chính giữa.


Đây là công đoạn gay go nhất vì phải làm sao cho bẹ lá đứt "ngọt ngào" mà lại không chạm đến mầm hoa nằm ở giữa! Và trong trường hợp của mình thì cái bẹ lá không bị đứt "ngọt ngào" mà việc này đã được ngón tay trỏ phải của mình lảnh đủ! Ui da!!!
Nhìn hình ảnh minh họa của người ta mình thấy phần củ nằm trong lòng bàn tay thì không cần gọt, chỉ cần gọt phần củ nằm phơi phía trên. Trong quá trình cắt tách bẹ lá, mình phát hiện củ thủy tiên TQ có vô số babies nằm chung quanh cũng như úp lên củ mẹ. Để cho dễ thao tác, mình cắt bén tất tần tật mấy em nhí này, chỉ để lại những mầm cùng nằm trên một mặt phẳng với củ mẹ sau khi đã cắt vát phân nữa.


Sau 3 tiếng đồng hồ hì hục, tác phẩm đầu tay nhìn như thế này. Cũng có củ bị mình cắt phạm vào mầm lá. Hy vọng nó sẽ... tự lành.


Sau khi gọt hết là đến công đoạn rữa sạch mủ và ngâm nước. Gớm, sao thủy tiên này nhiều mủ thế, mủ dính hết ra tay mình. May mà chỉ cần lấy nước rữa là sạch ngay.
Trong khi gọt mình phát hiện một em thủy tiên có hiện tượng úng bẹ lá, thế là mình cắt sạch-sành-sanh bẹ lá của nó. Không biết tên này sẽ cho kết quả thế nào. Để xem rồi rút kinh nghiệm.
Và đây là bồn tắm nước mưa của tụi nó. (May quá vừa rồi Saigon có mưa mấy ngày nên mình được tiếp tế thêm mấy thùng nước mưa. Đúng là thiên thời địa lợi!). Chúng nó sẽ nằm úp mặt như thế này ở đây trong 24 giờ nữa trước khi đi thủy dưởng.


Sau đó là gì nữa, chưa biết. Bạn đợi nhé.

21 January 2010

Tada... tada... cây mới về rồi!

Đúng hôm nay trời đẹp thì nhận được quà, ba cây broms từ Australia đã hạ cánh an toàn ở ĐGT.
Đây, hình chúng nó đây. Tuy là phải di chuyển từ Perth về Singapore rồi mới về tới ĐGT vậy mà chúng nó vẫn tỉnh táo xinh đẹp thế!


Em này Neoregelia predator




Em này là Vriesea kiwi-sunset




Và em này là Vriesea h
erioglyphica




Whoa... bộ sưu tập bromeliads càng ngày càng bành trướng! Tuyệt quá đi thôi!

20 January 2010

Thủy tiên / Chinese paperwhite narcissus


Hình trên đây là một củ thủy tiên Mỹ đang được xử lý cho ra bông. Kiểu này chẳng tốn công tốn sức gì cả. Nhưng mình lại đang có ý "chơi thủy tiên" theo kiểu người Tràng An cơ!
Năm nay may quá có "đệ tử" ở Hanoi nên cái mộng bắt chước một trong những thú vui tao nhã của người Tràng An được trở thành hiện thực! Tuần trước mình nhận được 5 củ thủy tiên TQ từ Hanoi gởi vào, sau một hồi "lận đận" với cty chuyển phát bưu phẩm!
Củ thủy tiên Mẽo giống củ hành "cô đơn" và chỉ trổ mỗi củ một vòi bông, và vì củ nhỏ nó cũng không thích hợp cho việc "tỉa tót".


Mấy củ thủy tiên Mẽo của mình từ lúc đem về đến giờ, năm nào cũng ra bông tự nhiên, khi TSV trở lạnh nhiều. Mình còn không cho nó ở nhà đẹp nữa chứ, thậm chí ở luôn ngoài vườn.




Sáng nay, ngâm cứu tài liệu kỹ lưỡng, mình đã bắt đầu công đoạn làm vệ sinh và ngâm nước mấy củ thủy tiên TQ.
Củ thủy tiên TQ khác hẵn củ thủy tiên Mẽo ở chỗ nó "đùm đề thê tử" hơn, và vì vậy nên chắc cũng cho nhiều bông hơn.


Các cụ người Hanoi thường tỉa tót để có một giò thủy tiên uốn lượn đón giao thừa, nhưng mình mới tập tành nên cố gắng áp dụng những bước cơ bản nhất để rút kinh nghiệm dần dần mà thôi.
Bước cơ bản thứ nhất là làm vệ sinh củ bằng cách gở bỏ đất dính ở rễ và những lớp vỏ đã bị khô.


Sau đó là sẽ ngâm nguyên củ vào nước trong 48 giờ. Mình dùng nước giếng khoan vì không thấy ai giải thích phải dùng nước gì ở công đoạn này!


Phải đợi sau 48 giờ nữa mới viết tiếp được những bước còn lại. Bạn chờ nhé.

19 January 2010

Cẩm cù... lạ

Tên cẩm cù này là của người ta cho... trồng từ bé ở ĐGT. Đợi hoài, đợi mãi, cây phát triển dữ dội bò tít lên mái nhà lưới, nhưng chẳng chịu ra cái bông nào.
Vừa rồi phát hiện một chùm bông tòn teng trên cái cọng trơ lá. Nhìn phát tội.Mình bèn vén nó lên kẻo Bi-Ben chạy rượt nhau va vào làm đứt.
Hôm nay trời mưa, chẳng làm gì, xách máy hình đi quanh thấy cái chùm nụ lớn được nhiêu đây.




Trời, đây là lần đầu tiên cẩm cù trồng ở ĐGT tự ý... ra bông! Khiếp thật!
Thêm vài tấm hình hoa-lá nữa cho tươi một ngày mưa nào.
Đây là em Episcia, được 3, 4 tuổi gì đó, chẳng nhớ. Lúc xưa mua em về thì còn nhỏ xíu, rồi em lớn. Nhưng lúc í không biết chăm nên em... ra đi. May mà mình đã kịp ngắt lại một nhánh để phòng hậu. Đây là hình chụp em F1 lúc vừa lớn lên xinh đẹp, gọn gàng.


Còn giờ đây em đã... dài ra bi nhiêu luôn.




Sắp tới chắc sẽ thay chất trồng và nhân thể sẽ ươm ra nhiều cây luôn. Episcia cũng có thể trồng dưới đất để làm ground cover. Đất trồng phải là loại có pha nhiều cát và chất mùn, thoát nước tốt, vì nếu không nó sẽ rất dễ bị úng nước.
Mình đang muốn tạo một tiểu cảnh episcia như thế này nhưng chưa đủ hứng thú để bắt tay vào việc. Huhuhu.


Thôi để từ từ tính!
____________________________________________

Cám ơn bạn đã ghé Túy Sơn Viên.
Nếu có thể xin bạn vui lòng để lại vài nhận xét cho chủ nhân biết có khách viếng thăm.
Related Posts with Thumbnails